Siêu bão địa cầu không được như kì vọng

Với việc để lại khá nhiều lỗ hổng trong diễn xuất cũng như kịch bản, nhà sản xuất hi vọng kỉ xão có thể "lòe mắt" khán giả để che giấu đi những điểm yếu kém kia nhưng họ đã lầm.

Các bộ phim bom tấn ngày nay đã tỏ ra quá nhàm chán trong mắt khán giả khi cứ kết hợp những ngôi sao lớn + kỉ xão và cho rằng như thế là đủ. Khán giả ngày nay họ ngày càng thông minh và đòi hỏi nhiều hơn ở 1 bộ phim có chiều sâu và chất lượng thực sự, không phải cứ quăng các tài tử điện ảnh vào 1 mớ kĩ xảo xào đi xào lại sẽ làm hài lòng họ. Geostorm là 1 trường hợp điển hình.

Geostorm - Siêu bão địa cầu mang 1 motif không mới mẻ về thảm họa thế giới. Vào tương lai không xa, để giảm thiểu các thảm họa tự nhiên khiến hàng triệu người chết mỗi năm, lãnh đạo cấp cao của 19 nước đã họp bàn để xây dựng 1 trạm khí quyển có khả năng kiểm soát cả thời tiết. Sau một vài rắc rối với cấp lãnh đạo, kỹ sư trưởng Jake Lawson (Gerard Butler) bị cắt chức. Trạm không gian, với tên gọi Cậu Bé Hà Lan, được giao lại cho em trai của Jake – Max Lawson (Jim Sturgess). Điểm sáng tạo của phim nằm ở chỗ các vệ tinh và trạm không gian có khả năng kiểm soát thời tiết với tham vọng chinh phục thiên nhiên, thậm chí có phần đi ngược lại với Tạo hóa. Đây là điều đáng khen khi Geostorm cố gắng tìm yếu tố thoát ra khỏi lối mòn của các dòng phim tương tự. Nhưng như vậy vẫn là không đủ.

Nội dung, diễn xuất chưa đặc sắc

Các trường đoạn lẽ ra cần sự cảm động thì các diễn viên như Gerard Butler thể hiện 1 cách khá nhạt nhòa. Mối quan hệ cha con giữa Jake và Hannah tạo cảm giác khá 1 chiều khi ông bố thì lạnh lùng và hơi "đơ", chỉ có những giọt nước mắt của cô con gái là khiến khán giả cảm nhận được phần nào đó tình phụ tử giữa 2 bố con. Phải nói đến các phân cảnh gặp gỡ giữa 2 anh em Jake và Max, người em trai lúc nào cũng rơm rớm nước mắt dù vui hay buồn còn anh trai Jake của anh thì ngược lại, mặt mũi lúc nào cũng lạnh như băng, đôi lúc khá bất cần và thờ ơ đem lại cho khán giả sự gượng gạo và hoài nghi về tình cảm 2 anh em bọn họ. Có lẽ Gerard chỉ hợp với nhứng vai anh hùng lạnh lùng, vô cảm như Leonidas trong "300 chiến binh" chăng?

Câu chuyện điều tra trong phim còn nhiều "lổ hổng" và khá thiếu thuyết phục khi kẻ xấu quá dễ đoán, còn cách giải quyết câu chuyện thì "không thể thiếu muối" và hụt hẫng hơn. Nếu là 1 người xem phim khó tính và yêu cầu chiều sâu câu chuyện thì Geostorm không phải là lựa chọn hợp lí cho bạn đâu. Còn nếu bạn chỉ cần yếu tố giải trí và kỉ xão thì bộ phim nằm ở mức chấp nhận được.

Kĩ xảo, âm thanh chưa đủ
Tại sao tôi lại nói kỉ xão trong phim lại chỉ ở mức chấp nhận được? 1 khi các yếu tố khác như kịch bản, diễn xuất không được trau chuốt thì kỉ xão điện ảnh là "cứu cánh" duy nhất cho toàn bộ tác phẩm.
Hình ảnh những ngọn sóng bạc đầu cao vút đánh sập những tòa nhà chọc trời. Những cơn lốc xoáy xuất hiện liên tục cùng lúc 5,6 cơn càn quét mọi thứ bắt gặp trên đường đi. Hình ảnh chiếc máy bay bị đóng băng rơi vỡ vụn trên nóc các ngôi nhà, cảnh thành phố nóng lên như bị lửa thiêu đốt, hình ảnh những chiếc xe ô tô chạy tán loạn hất tung nhau lên vì trận mưa đá cỡ bự… v.v tất thảy đều được thể hiện ở mức khá. So với các bộ phim cũ hơn như "2012"hay "Khe nứt San Andreas" thì Siêu bão địa cầu tỏ ra hơi đuối. Dù gì thì với mức đầu tư 120 triệu USD so với 200 triệu USD của "2012" thì kỉ xão của Geostorm như vậy cũng đã là khá rồi tuy nhiên so với "Khe nứt" (Khe nứt San Andreas) - kinh phí 110 triệu USD thì "Siêu bão" của chúng ta còn kém xa.

Túm cái quần lại thì "Siêu bão địa cầu" không dành cho những ai chú trọng nhiều vào chiều sâu kịch bản, cũng như mạch cảm xúc mà các diễn viên mang lại. Nếu bạn dễ tính và bỏ qua được các yếu tố đó thì Geostorm - Siêu bão địa cầu là 1 tác phẩm giải trí chất lượng khá tốt.